căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Tin tức - công nghệ

Ứng dụng công nghệ Đức cào bóc tái chế mặt đường

Nhà thầu thử nghiệm thi công cào bóc, tái sinh bê tông nhựa sửa chữa mặt đường Hồ Chí Minh xuống cấp theo công nghệ Cộng hoà liên bang Đức. 

 

IMG_4502

Dàn máy 80 tỷ của công ty Hoàng An đang thực hiện công đoạn cào bóc mặt đường Hồ Chí Minh

 

Ngày 1/7, Ban Quản lý dự án 3, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức thử nghiệm áp dụng công nghệ của Đức cào bóc tái sinh nguội lớp bê tông nhựa để sửa mặt đường hư hỏng, xuống cấp tại Km 447+76-Km 448+000 trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Hoà Bình do Công ty cổ phần Hoàng An thực hiện.

 

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Km 445+00 - Km 503+00 qua địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện đã bị hỏng cục bộ. Theo đó, Ban Quản lý dự án 3 đã lựa chọn nhà thầu là Công ty Cổ phần Hoàng An theo qui định đảm bảo đủ tư cách pháp nhân, năng lực và kinh nghiệp đáp ứng yêu cầu, tiến độ dự án vừa thi công vừa đảm bảo giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện cào bóc sửa chữa tái chế thi công.

 

IMG_4573

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang kiểm tra việc cào bóc sửa chữa tuyến đường Hồ Chí Minh của Công ty Hoàng An

 

Ông Hoàng Quốc Thêm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng An cho biết, như trước đây, áp dụng công nghệ thi công theo cách truyền thống, sau một thời gian mặt đường bong tróc, khi sửa chữa phải vận chuyển đổ vật liệu hỏng đi. Nhưng nay áp dụng công nghệ mới này đều triệt tiêu những nhược điểm, đồng thời tái chế lại toàn bộ vật liệu hỏng và thảm lại mặt đường ngay lập tức. Theo đó, không mất công đổ vật liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm được tài nguyên như đá cát để đưa về làm lại. 

 

IMG_4531

Sau khi cào bóc, vật liệu được tái sinh lại dải lên đường chờ công đoạn lu nén đường trở lại

 
 

“Về chất lượng, việc áp dụng công nghệ này sẽ tốt hơn nhiều so với thi công truyền thống trước đây. Ví dụ như thi công truyền thống, khi sửa chữa kết cấu của nó không đồng bộ, còn riêng kết cấu của bộ tái chế này sẽ đồng bộ và tất cả các chỉ số đều đạt hơn 1,3 đến 1,5 lần so với làm đường mới theo công nghệ cũ”, ông Thêm khẳng định.

 

IMG_4563

                                    Máy lu nén đường sau khi được cào bóc, tái sinh

 

Theo ông Thêm: Vì đã là doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, mà thị trường của Việt Nam đã đến lúc phải đưa hệ thống bảo trì trên hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và tại các thành phố. Theo đó, Công ty tiến vào thay đổi công nghệ vào lĩnh vực bảo trì trên các tuyến đường.

 

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá: Công nghệ cào bóc tái chế mới được áp dụng ở Việt Nam mà đặc biệt trong công tác bảo trì đường bộ. Hiện nay nhà đầu tư là Công ty Hoàng An đã mua công nghệ Đức, đây là một công nghệ tiên tiến và được áp dụng nhiều trên thế giới.

 

IMG_4477

             Chuyên gia Đức đang điều chỉnh vận hành máy cào bóc mặt đường

 

Cũng theo ông Huyện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã áp dụng công nghệ làm đường này tại tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 6 và cho kết quả rất tốt. Khi áp dụng công nghệ cào bóc tái chế này sẽ đảm bảo thi công nhanh gọn, vừa đảm bảo chất lượng. Thời gian tới, công nghệ này sẽ được áp dụng trong công tác bảo trì tại các tuyến quốc lộ lớn, đường cao tốc.

Baogiaothong.vn