căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Tin tức - công nghệ

Ứng dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ

Nhằm đẩy nhanh tiến độ Dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.

 

Ban QLDA  đường Hồ Chí Minh đã chấp thuận chủ chương ứng dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ sử dụng xi măng và nhũ tương nhựa tại gói thầu XL 02a  qua thị trấn Tam Quan, Bình Định .

 

 Ngày 3/6, ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã kiểm tra tại hiện trường thi công thử 2000 m2 đầu tiên trên công trường cải tạo nâng cấp QL1A đoạn qua Bình Định.

 

Ông Huấn đã yêu cầu nhà đầu tư BOT Bắc Bình Định, nhà thầu TVGS, TVTK kiểm tra cường độ R3 lớp móng  gia cố và tái sinh nguội để làm cơ sở  phê duyệt triển khai gói thầu XL2a qua thị trấn Tam Quan, Bình Định. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu, TVGS,TVTK phối kết hợp, đẩy nhanh tiến độ thi công. 

 

Lãnh đạo Ban QLDA kiểm tra hiện trường
Lãnh đạo Ban QLDA kiểm tra hiện trường

 

Do thi công bằng máy công suất lớn của hãng SAKAI, Nhật Bản, nên không tránh khỏi việc gây chấn động, ảnh hưởng đến kết cấu nhà dân hai bên đường. Chủ đầu tư BOT đã yêu cầu  nhà thầu tranh thủ làm sớm và dừng thi công không quá 22 h để hạn chế ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân.

 

Vượt qua nắng nóng miền Trung những ngày tháng 6, các kỹ sư, công nhân thuộc Liên danh VTR- VTC- ECC không quản ngại khó khăn, làm thông trưa để đẩy nhanh tiến độ. Được sự ủng hộ của nhân dân thị trấn Tam Quan cũng như Chủ đầu tư BOT bắc Bình Định kế hoạch thi công nâng cấp QL1A đã được đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng.

 

Vượt qua nắng nóng miền Trung những ngày tháng 6,
Vượt qua nắng nóng miền Trung những ngày tháng 6, các kỹ sư, công nhân thuộc Liên danh VTR- VTC- ECC không quản ngại khó khăn, làm thông trưa để đẩy nhanh tiến độ

 

Vượt qua nắng nóng miền Trung những ngày tháng 6, các kỹ sư, công nhân thuộc Liên danh VTR- VTC- ECC không quản ngại khó khăn, làm thông trưa để đẩy nhanh tiến độ

 

Sáng 6/6, ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp ngay tại gói thầu số 6 và số 2a bao gồm 2 nhà đầu tư BOT nam Bình Định, bắc Bình Định, 2 đơn vị TVTK, 2 nhà thầu thi công cùng với các chuyên gia cục Quản lý chất lượng, Viện ITST và TETDI để trao đổi cách giải quyết bài toán “giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao, cân bằng điều tiết khối lượng trên tuyến bằng việc điều chỉnh cao độ thiết kế để tận dụng tối đa vật liệu cũ, không có bù vênh.

 

Hình ảnh công trường đang thi công
Hình ảnh công trường đang thi công

 

Khi nghe tư vấn thiết kế báo cáo về gói thầu số 6 khối lượng bù vênh bê tông nhựa quá lớn nhưng chưa chắc đảm bảo không bị hằn lún vết bánh xe, ông Nguyễn Văn Huấn đã yêu cầu tư vấn thiết kế gói thầu số 6 cần có giải pháp điều chỉnh thiết kế để giảm khối lượng bù vênh bê tông nhựa .

 

Tại cuộc họp, các bên đã nhận thông qua các dữ liệu rất thuyết phục từ hiện trường gói thầu XL2a: Modun đàn hồi chung (3 ngày)  Ech > 250 MPa  (xu hướng sẽ tăng theo thời gian); Độ chặt  K > 0.98 % với phương pháp Marshall  và K > 0.95 % theo phương pháp Procto cải tiến; Tỷ lệ dư thừa vật liệu: Không quá 1%; Mẫu khoan kiểm tra tại lý trình Km 1130+120  đến Km 1130+240.

 

Hình ảnh chiều dài lõi 28 cm
Hình ảnh chiều dài lõi 28 cm

 

Ông Mai Triệu Quang, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng ECC, thành viên trong liên danh cho hay: "Từ việc thi công thu 2000m2, đơn vị sẽ điều chỉnh hợp lý các thiết bị trong dây truyền để nâng khối lượng thực hiện > 2000 m2/ ngày. Hiện nay chúng tôi đã huy động trên 10 đầu thiết bị thi công, trên 40 kỹ sư, kỹ thuật, vận hành máy, lập phòng thí nghiệm, ban điều hành ngay tại hiện trường".

 

Theo kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ nhằm đẩy nhanh tiến độ ải tạo nâng cấp QL1A qua địa bàn tỉnh Bình Định sẽ được triển khai trong 20 ngày.

 

Tuy nhiên, hợp đồng chính thức chưa được ký kết, nhà thầu chưa được tạm ứng, các thủ tục phê duyệt từ thiết kế đến bản vẽ thi công đều được chưa hoàn thiện nên phần nào ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thi công. 

 

Báo Giao thông